Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không? Cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ như thế nào đúng hợp phong thủy nhất? đang là băn khoăn của rất nhiều gia chủ hiện nay. Bởi theo quan niệm trong phong thủy nhà vệ sinh và phòng ngủ phải được thiết kế tách biệt với nhau bởi “nước sông không phạm nước giếng”.
Có nên làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ?

Ngày nay, việc thiết kế nhà vệ sinh và phòng tắm vào một không gian chung ngày càng phổ biến. Bởi vậy, nhiều khách hàng đặt câu hỏi cho chúng tôi rằng “Có nên làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?” “Làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ có thích hợp không? Có hợp phong thủy không?”. Bằng những trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế, chúng tôi sẽ chia sẻ những quan điểm của mình về vấn đề này!

Lợi và hại khi xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Ưu điểm của việc xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ tích hợp, tiết kiệm diện tích, không gian, diện tích nhà. Điều này cũng tạo lên những tiện ích, lợi ích cho người sủ dụng trong quá trình giải quyết những nhu cầu cá nhân hàng ngày.

Như đang đêm trời lạnh, bạn muốn giải quyết nhu cầu cá nhân, bạn sẽ không phải ra khỏi phòng mà vẫn có thể giải quyết các vấn đề cá nhân của mình. Hay hôm nay bạn ngủ dậy muộn, bạn muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề cá nhân để đi học nhưng bạn lại phải chờ đợi các thành viên khác trong gia đình. Có nên làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ bởi việc này sẽ giúp bạn tự chủ được thời gian, không gian cá nhân hay bạn sẽ không phải chờ đợi bất kỳ trong công tác cá nhân.

Hạn chế khi xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Tuy nhiên, các gia đình khác đưa ra các lý do không nên làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ như theo các nhà phong thủy từ xa xưa thì cho rằng phòng ngủ nên đặt nơi trung tâm, sinh khí mạnh nhất. Bởi phòng ngủ như nơi trái tim trong cơ thể con người, rất quan trọng nên cần tuyệt đối yên tĩnh, sạch sẽ nếu có lửa, có nước kèm theo là điều không tốt. Bởi mặc dù nhà vệ sinh ngày nay dù hiện đại, sang trọng và đầy đủ tiện nghi hơn nhưng họ quan niệm dù có thay đổi như thế nào thì vấn đề có nên làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ là điều tối kị. Vì bản chất, công dụng của nhà vệ sinh dù thế nào vẫn là nơi thải bỏ nước bẩn và cặn bã. Thêm vào đó, việc thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ dễ dẫn tới tình trạng chập cháy điện, nước nên có thể gây hỏa hoạn, gây nguy hiểm trực tiếp cho những người sử dụng ngôi nhà.

Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi âm khí nặng nề và cũng là nơi sản sinh nhiều không khí ô nhiễm. Thêm vào đó, nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp, nhất là khi tắm nước nóng, hơi nước bốc lên mờ mịt sẽ mang theo hơi nước ẩm ướt làm cho giường đệm, chăn, gối hấp thụ hơi nước gây ẩm, mốc. Điều này sẽ khiến các thành viên trong gia đình cảm giác khó chịu trong quá trình sử dụng.

Lâu dần, việc này sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như tạo cảm giác mệt mỏi, đau lưng, viêm da, dị ứng,… hay các bệnh đường tiết niệu. Nên bất kể là về mặt nào, khi các gia đình phân vân có nên làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ là điều hợp lí, cần thiết cho cuộc sống gia đình bạn.

Nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ hợp phong thủy

Chúng ta đang sống trong thời đại mới, điều này không có nghĩa là bỏ qua những quan niệm truyền thống. Yếu tố phong thủy khi thiết kế bất kì ngôi nhà nào không chỉ riêng nhà vệ sinh luôn là ưu tiên hàng đầu.

Xây dựng phòng vệ sinh sao cho khoa học và hợp lí

Phòng vệ sinh được đặt trong phòng ngủ thông thường sẽ được xây dựng với diện tích trung bình. Các thiết bị nội thất luôn được bố trí hợp lí và hài hòa nhưng k mất đi nét thẩm mỹ.

Theo phong thủy, năng lượng và các cơ hội tốt sẽ vào nhà qua cửa ra vào, do đó các gia chủ không nên thiết kế cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa của căn phòng. Điều này không chỉ khiến căn phòng thiếu thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến tài vận của chủ nhân căn phòng.

Nhà vệ sinh cần thông thoáng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên

Do có mật độ sử dụng thường xuyên, độ ẩm lớn nơi nhà vệ sinh là khu vực ẩn chứa vi khuẩn nhiều nhất. Chính vì thế, để căn phòng luôn được thông thoáng và khô ráo hãy thiết kế căn phòng nhận được nguồn sáng tự nhiên. Đồng thời lắp đặt thêm quạt thông gió để hút khí bẩn ra bên ngoài.

Tận dụng các góc tường để đặt chậu rửa hoặc bồn tắm đứng

Thay vì đặt trang thiết bị vệ sinh theo chiều dọc thông thường thì việc đặt chậu rửa ở vị trí góc tường mang lại sự thuận tiện cũng như mở rộng thêm không gian sử dụng.